Hệ thống phân giải tên miền – DNS là gì?

DNS viết tắt của từ tiếng Anh Domain Name System, dịch ra tiếng Việt là hệ thống phân giải tên miền. Về cơ bản, các máy chủ trong hệ thống phân giải tên miền (DNS server) giúp người dùng dễ nhớ địa chỉ website cần truy cập. Nó giống như bạn nhớ địa chỉ nhà dễ dàng hơn nhiều so với nhớ tọa độ XY trên bản đồ.

DNS có chức năng gì?

Để đến thăm ai, bạn cần biết địa chỉ của họ. Giống như vậy, để truy cập dịch vụ ở một máy chủ nào đó, người dùng cần biết máy chủ ở đâu. Để xác định việc đó, mỗi máy chủ được gắn với một hoặc nhiều địa chỉ IP (giống như số nhà vậy). Địa chỉ IP tới nay có hai phiên bản:

  • có dạng số với phiên bản IPv4. Ví dụ: 1.1.1.1 hay 97.237.98.44
  • bao gồm cả số và chữ, với phiên bản IPv6. Ví dụ: fe80::9cd0:2bff:fe3f:a57a

Hiện nay, IPv4 đang dần cạn kiệt, việc cấp phát IPv4 rất hạn chế. Các nhà cung cấp dịch vụ cũng như sản xuất phần cứng, ứng dụng phần mềm đều đã và đang chuyển sang IPv6.

Có thể thấy việc nhớ địa chỉ IP như trên là tương đối khó. Hơn nữa, do tình trạng cạn kiệt IP, mỗi IP thường được sử dụng cho nhiều tên miền. Hệ thống phân giải tên miền DNS giúp trỏ tên miền về đúng địa chỉ IP cần thiết. Từ đó, người dùng chỉ cần nhớ tên miền cần sử dụng.

Hệ thống phân giải tên miền hoạt động thế nào?

hệ thống phân giải tên miền

Khi người dùng muốn truy cập vào một website, hay kiểm tra email, hay bất kỳ một tác vụ nào liên quan đến tên miền, sẽ có vài công đoạn kết nối:

  1. Máy tính sẽ gửi một câu lệnh phân giải tên miền, DNS query, để tìm máy chủ cần thiết. Câu lệnh này được gửi đến cấu hình phân giải tên miền, DNS resolver ở máy tính người dùng, hoặc ISP cung cấp dịch vụ Internet cho người dùng.
  2. Các máy chủ DNS resolver này hoặc kiểm tra mới, hoặc tìm trong cache lưu trữ name server của tên miền, và sẽ gửi chuyển tiếp câu lệnh phân giải tên miền đến các máy chủ chứa các bản ghi DNS của tên miền.
  3. Các máy chủ name server của tên miền tìm trong cơ sở dữ liệu của mình thông tin về tên miền, nếu có thì trả về giá trị địa chỉ IP về cho thiết bị của người dùng.Từ đó, thiết bị của người dùng có thể tiếp tục gửi các câu lệnh giao tiếp khác trực tiếp đến server hosting.

Như vậy, có thể thấy, nếu hệ thống phân giải tên miền hoạt động không ổn định, tên miền sẽ không phân giải được ra địa chỉ IP chính xác, người dùng sẽ không sử dụng được dịch vụ.

Máy chủ DNS tại VietNAP

Mỗi tên miền tại VietNAP được cấu hình với tối thiểu hai name server. Mỗi name server lại được cấu hình trên máy chủ khác nhau, tại các trung tâm dữ liệu khác nhau. Các máy chủ DNS này được đồng bộ với nhau. Do vậy, nếu một máy chủ phân giải tên miền gặp trục trặc, các máy chủ khác vẫn trả lời các DNS query từ người dùng, cho phép truy cập tới máy chủ ứng dụng thông suốt. Không chỉ vậy, dữ liệu các bản ghi DNS của mỗi tên miền cũng được thực hiện sao lưu độc lập. Tham khảo thêm chế độ sao lưu dữ liệu của VietNAP tại đây.

Khác biệt gì ở đây? Rất nhiều nhà cung cấp khác thiết lập các name servers trên cùng một máy chủ, hoặc trong cùng một trung tâm dữ liệu. Do vậy, khi máy chủ dns này hoặc trung tâm gặp sự cố, toàn bộ các tên miền sử dụng các name servers đó đều không hoạt động! VietNAP tăng cường tối đa thời gian uptime khi thiết lập DNS trên các máy chủ khác nhau tại 2 IDC khác nhau.

DNS resolver nhanh nhất

Với máy tính người dùng, chúng tôi khuyến nghị nên cấu hình sử dụng GoogleDNS, hoặc OpenDNS làm DNS resolver. Cách cấu hình có thể tham khảo tại đây. Với hệ thống mạng toàn cầu, DNS query từ thiết bị người dùng gửi đến GoogleDNS hoặc OpenDNS được xử lý nhanh hơn, giảm thời gian lựa chọn kết nối đến máy chủ ứng dụng.